“SĂN”… BỌ ĐẬU ĐEN

Đang ngồi trò chuyện với với các nhân viên của công ty diệt côn trùng Việt Nam Pest Control-Trung tâm diệt trừ, kiểm soát côn trùng, 8B Hồ Hảo Hớn, phường Cô Giang, quận 1, TP HCM, ông Nguyễn Hữu Lớn, ngụ huyện Bến Cát , tỉnh Bình Dương, bỗng dưng đứng bật dậy, hốt hoảng, nói: “Nguy rồi, trời bắt đầu chuyển mưa lớn quá. Chỉ tý xíu nữa là tụi bọ đậu đen sẽ tràn khắp nhà. Mau mau tìm chỗ tránh thôi…”. Vừa nói, ông Lớn vừa nhanh tay kéo tôi đi về phía cái giường cuối nhà rồi nhanh tay buông mùng xuống. Chưa đầy một phút sau, mưa ào ào kéo đến, tôi ngồi trong mùng mà không khỏi giật mình khi nhìn ra phía bên ngoài. Từng đàn, từng đàn bọ đen, nhỏ như hạt đậu bay rào rào vào nhà như những đàn ong vỡ tổ. Chúng đậu khắp nơi, từ mái nhà, cột nhà, bàn ghế đến cả mùng mền, nồi niêu, quần áo… Đâu đâu cũng bọ, dầy đặc trông đến rợn cả người.

Những con bọ đen lúc nhúc đã kịp lần theo chiếc chiếu bò vào mùng ngay chỗ tôi và ông Lớn đang ngồi. Một mùi tanh hôi nồng nặc và cảm giác nhột nhạt cực kỳ khó chịu. “Cả tháng nay không bữa nào là được yên thân. Cứ đến chiều tối, trời chuyển mưa là bọn chúng hoành hành cho đến tận hôm sau. Cứ hết tốp này bay đi thì tốp khác lại đến. Không có cách gì là cản được…Tất cả chỉ mong chờ vào các nhân viên công ty Việt Nam Pest Control giúp đỡ chúng tôi”, ông Lớn nói trong nỗi kinh hoàng.
Đợi cho đàn bọ ngớt bay vào, vợ chồng ông, người thì cầm bình xịt côn trùng, người vác chổi thi nhau xịt xịt, quét quét. Cuốn tập trắng mới để trên bàn đã trở nên đen thui, dày thêm gần nửa tấc do bọ bám. Nồi canh nấu cho bữa cơm chiều để ngay góc bếp do không đậy kịp nên giờ đây đen nghịt bọ. Chúng bơi lúc nhúc bên trong tựa như nồi chè đậu…
Bà Mừng, vợ ông Lớn bảo, khoảng bốn năm nay, năm nào cứ đến đầu mùa mưa là bọ đậu đen tràn về cho đến tận gần tết Nguyên Đán thì mới ngớt. Người dân địa phương phải đành “sống chung với bọ” vì không biết tìm ra biện pháp nào để phòng trừ chúng. Người dùng thuốc rầy, kẻ xịt bọ bằng thuốc gián, thuốc xịt muỗi nhưng đều là tạm bợ. Diệt được số này thì lại “nảy sinh” ra số khác. Có hộ dùng các biện pháp “gia truyền” diệt côn trùng lạ như lấy đọt, cuống cây tiêu để đốt cho hun khói làm bọ nghe mùi mà bay đi nhưng cũng không có tác dụng gì nhiều. Vì làm sao có thể suốt ngày bỏ việc ngồi đốt khói. Vậy là phải dùng các biện pháp thủ công, tức là mỗi thành viên trong gia đình dùng chổi thi nhau… quét, dồn chúng vào các bao tải, bao cám rồi vứt… ra đường. Gia đình ông Lớn và nhiều hộ lân cận như ông ông Năm Đức, ông Ba Hưởng… nhiều phen phải dọn cả mền mùng, chăn gối và vật dụng ra vườn các vườn cao su, vườn điều… để ngủ vì không thể sống chung với bọ. Hộ ông Nguyễn Văn Xếp ở ấp Bàu Hối thì mới vừa phải dỡ cả căn nhà gỗ của mình đang ở ra để cất lại căn nhà mới chỉ với hy vọng bọ sẽ không còn bay đến.
Các con đường cấp phổi sỏi đỏ trên địa bàn xã Lai Uyên thì gặp khá nhiều gia đình đang hì hục, tất tả vì lo bắt bọ. Bọ nhiều quá. Chúng không chỉ đậu trong nhà mà tràn cả ra vườn, ra cột điện ở ven đường. Khổ sở nhất là những hộ nhà tranh tre, bọ có điều kiện để mà bám, đậu nên vào nhiều vô kể. Bọ lẫn vào mái lá, mái tranh chẳng biết đâu mà lần. Nhiều quán xá ở đây phải đóng cửa vì sợ bọ bay vào thức ăn. Vả lại, cũng chẳng ai còn hứng thú gì mà ăn uống khi xung quanh mình đâu đâu cũng lo… chống bọ. Hàng loạt bao cám chất đầy bọ bị vất ngổn ngang ven các đường. Anh Nguyễn Văn Hiếu, ngụ tổ 1, ấp Cây Sắn than thở, nhiều đêm đang ngủ bọ bò vào cả lỗ tai. Mấy đứa cháu anh vì tránh bọ mà mất ăn, mất ngủ, trời thì mưa nắng thất thường, sức khỏe giảm rõ rệt… Ông Hiếu nói, có bữa, gia đình ông hốt cả 30-40 bao cám chỉ toàn bọ không là bọ.

Bà Lan, bán vé số dạo tại một quán nước bên đường ở ấp Cây Sắn thì thầm bên tai tôi đầy vẻ thành kính: “Người ta kháo nhau lắm chuyện bí ẩn về đàn “thần bọ” này. Chúng có hành tung bí ẩn và kỳ lạ lắm…’. Tôi hỏi vì sao gọi là “thần bọ” ? Bà đáp, vì bọ đậu đen “đến hẹn lại lên”, cứ bắt đầu xuất hiện đúng vào ngày rằm tháng 4 ÂL hàng năm chứ không bao giờ vào những ngày khác. Và nếu năm nay chúng xuất hiện ở nhà nào thì năm sau quay lại đúng nơi nhà đó. Do vậy, có khá nhiều trường hợp hai nhà ở cạnh nhau nhưng một nhà thị bị bọ hoành hành trong khi nhà kế bên lại tìm không ra môt con bọ. Người ta đồn với nhau bọ “thích” nhà nào thì vào nhà đó và nhà nào mà bọ không xuất hiên hay không quay lại thì nên ăn mừng bằng cách… “cúng” bọ. Loại bọ lại có đặc điểm là rất khó giết, không thể nào dùng tay hay ngâm nước mà làm chúng chết được. Dùng thuốc rầy xịt thì chúng cũng chưa chết hẳn. Có người, sau đêm phun thuốc, hôm sau thử cào đống xác bọ lên thì lại thấy chúng lốp ngốp bò đi tiếp.
Trước đây, học sinh trường THCS Tân Hưng của xã Lai Uyên thi tốt nghiệp THCS thì Hội đồng thi phải một phen vất vả, toát mồ hôi vì bọ. Bọ đậu đen bò ngập các phòng thi. Tờ mờ sáng, bảo vệ, giáo viên phải chia nhau đi hốt… bọ, dọn chỗ học sinh thi, đầu giờ chiều cũng lại phải làm như vậy mà học sinh đang thi bọ vẫn lại tiếp tục bay vào Ông Dũng, ngụ ấp Xà Mách kể, hồi đầu năm ông có xin ít cột ván cũ của nhà hàng xóm đang bị bọ hoành hành để đem về sửa lại nhà mình. Không ngờ lại “rước họa” về nhà. Bọ quen “mùi” cũ từ nhà hàng xóm lại tràn sang nhà ông. Mấy bữa nay, nhà ông Dũng đã trở thành một trong những “trung tâm”… chứa bọ nhất nhì trong xóm. Còn nhà thì bên cạnh thì tổ chức ăn mừng vì giờ đây thoát nạn.
“Chẳng qua là khi bọ đến đâu chúng đái, ỉa, gây ra một cái mùi đặc trưng nên dù có bao lâu cũng cứ lần theo mùi mà quay lại, chứ có bí ẩn, kỳ lạ gì đâu… Ngay sau khi nhận được đơn đặt hàng của các hộ dân địa phương, chúng tôi đã cử nhân viên đến ngay hiện trường tìm hiểu và tiến hành các biện pháp khoa học, nghiệp vụ cũng như những loại thuốc chuyên dụng diệt côn trùng gây hại độc quyền riêng của công ty phân phối, cung cấp để ngăn chặn loài bọ hung hãn này. Nhận viên công ty Việt Nam Pest Control đã tổ chức “chiến dịch” phòng và diệt bọ bằng nhiều cách như phun các loại thuốc có có tác dụng diệt bọ tốt, dọn và phun thuốc các khu vực có nghi vấn là nơi sản sinh của chúng… Bọ đậu đen được sinh sản dưới lớp lá mục dưới đất ở những vườn cao su gần đó và tự nghe “mùi cũ” của chúng mà bay đến các nhà dân xung quanh. Nếu kết hợp tốt giữa các biện pháp vệ sinh theo nghiệp vụ chuyên môn của công ty và sử dụng các loại thuốc đặc trị của công ty cung cấp thì loại bọ đen này sẽ được diệt tận gốc” Giám đốc công ty diệt côn trùng gây hại Việt Nam Pest Control nhìn nhận, đánh giá.

Các chuyên gia diệt côn trùng của công ty Việt Nam Pest Control cho biết: Đây là một “chiến dịch” diệt bọ theo đơn đặt hàng rất thành công của công ty Việt Nam Pest Control. Tất cả nhờ sự chuẩn bị, lên kế hoạch khảo sát, diệt và phòng ngừa loại bọ đậu đen này một cách căn cơ, khoa học. Bọ đậu đen là một loại bọ xít hôi, tên khoa học là Tenebrionidate. Chúng thường xuất hiện vào đầu mùa mưa cho đến mùa khô kế tiếp. Theo khảo sát bước đầu, bọ đậu đen làm tổ trong đất có xác các loại cây trồng, phân động vật. Chúng xuất hiện nhiều ở những môi trường có nhiều xác thực vật, nhiều loại phân động vật ở trong đất nhưng không được xử lý tốt như các vườn cao su ở khu vực các huyện phía Bắc tỉnh Bình Dương.
Chúng tràn vào các khu dân cư có thể là do tốc độ đô thị hóa nhiều khu vực quá nhanh làm ảnh hưởng đến môi trường sống tự nhiên của chúng. Tuy nhiên, loài bọ này không gây hại cho sức khỏe con người, cây trồng. Công ty Việt Nam Pest Control đã triển khai đồng loạt nhiều biện pháp diệt và ngăn ngừa chúng theo 3 hướng tuyên truyền, tập huấn và phòng ngừa. Một mặt, chuyên gia diệt côn trùng của công ty đã hướng dẫn, tư vấn khách hàng giữ gìn vệ sinh môi trường, xử lý tốt phân động vật chăn nuôi, các loại xác thực vật trong vườn. Đồng thời, tư vấn khách hàng không nên phun các loại thuốc bảo vệ thực vật diệt bọ một cách tùy tiện, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của con người mà nên sử dụng các loại thuốc được phép lưu hành, đặc trị hiệu quả cao do công ty Việt Nam Pest Control địa chỉ: 8B Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Q1 cung cấp và tiến hành phun, xịt.
Theo Việt Nam Pest Control

Chia sẻ:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on vk
VK
Share on tumblr
Tumblr